Menu
User Image User Image User Image User Image

THUẾ NHẬP KHẨU ĐÃ BẢO HỘ CHO SẢN XUẤT THANG MÁY TRONG NƯỚC

[Hà Nội - 08/10/2020] - Trước kiến nghị ưu tiên sử dụng thang máy trong nước của Công ty Cổ phần Thang máy Thiên Nam, Bộ Tài Chính cho rằng sản xuất thang máy trong nước đang được bảo hộ nhờ thuế nhập khẩu cao.

Trong kiến nghị gửi về Bộ Tài chính và Văn phòng Quốc hội, công ty này nhận định, nhờ ưu điểm về giá và dịch vụ nhanh chóng, thang máy nội địa đang dần có mặt tại những tòa cao ốc, khu chung cư từ 20-25 tầng. Nhiều hàng thang máy trong nước cũng đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang Campuchia, Lào, Bangladesh, Nhật Bản...

Trong khi đó, các công trình xây dựng có liên quan tới vốn ngân sách hoặc do các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư hầu như chỉ sử dụng thang máy ngoại nhập.
Doanh nghiệp đề nghị Bộ Tài chính duy trì mức thuế suất nhập khẩu cao nhất có thể, dựa theo các thỏa thuận, hiệp định thương mại quốc tế Việt Nam và các nước đối với thang máy nhập khẩu nguyên chiếc đồng thời ấn định mức giá mua cao nhất trong đầu tư công của các cơ quan Nhà nước đối với thang máy tương tự như mua ô tô.

>>> Xem thêm chi tiết: mái hiên đẹp

Trả lời Công ty cổ phần thang máy Thiên Nam về mức thuế suất nhập khẩu, Bộ Tài chính cho hay, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 193/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, mặt hàng thang máy nâng hạ theo chiều đứng (bao gồm thang máy kiểu dân dụng, mã số 8428.10.10; thang máy sử dụng trong xây dựng, mã số 8428.10.21; thang máy nâng hạ loại khác, mã số 8428.10.29) được quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 10% bằng cam kết WTO năm 2013. Khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định là 0-10%.

Như vậy, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN của các mặt hàng thang máy nâng hạ đã được quy định mức cao nhất có thể để bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất thang máy trong nước.

Riêng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các cam kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) năm 2013 ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN) 5%, ACFTA (Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc) 5%, VJFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Nhật Bản) 5,5% là các mức thuế suất Việt nam đã ký kết thực hiện từ khi tham gia các Hiệp định ưu đãi song phương nên không điều chỉnh được.

Về ấn định mức giá mua, Bộ Tài chính cho rằng kiến nghị của doanh nghiệp là không phù hợp.

So sánh với mức giá mua xe ô tô, Bộ Tài chính nêu, giá mua ô tô được quy định tại Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là các mức giá mua xe tối đa mà các cơ quan, đơn vị được áp dụng để mua sắm cho các chức danh được sử dụng xe ô tô.

Các mức giá này được quy định dựa trên cơ sở giá bán các dòng xe phổ biến trên thị trường và không phải là mức mua cao nhất nhằm thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo Báo Hải quan.

Bài viết liên quan